Việt Nam vừa nhận được khoản tài trợ từ Quỹ Khí hậu xanh (GCF) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) cho Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam (Dự án VSUEE). Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các mục tiêu của VNEEP và Thỏa thuận Paris về các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng năng lực sẽ giải quyết nhu cầu về kiến thức, thể chế và xây dựng năng lực của các bên liên quan trong việc quản lý và phát triển cơ chế và chính sách quốc gia về tiết kiệm năng lượng (TKNL). Những nỗ lực đó sẽ đi kèm với việc thành lập cơ chế chia sẻ rủi ro, được hỗ trợ bởi công cụ Bảo lãnh GCF, nhằm giải quyết các rào cản pháp lý hiện hành trong việc tiếp cận vốn thương mại, huy động nguồn tài chính của ngân hàng địa phương và khuyến khích các bên liên quan như doanh nghiệp công nghiệp và ngân hàng thương mại tham gia thực hiện dự án và phát triển thị trường đầu tư TKNL. Dự án bao gồm hai hợp phần: (i) Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) GCF; (ii) Hỗ trợ kỹ thuật. Ban Quản lý Dự án VSUEE (BQLDA) dự định sử dụng một phần nguồn tài trợ của mình để tuyển dụng một công ty tư vấn đủ năng lực để thực hiện tất cả các hoạt động của dự án VSUEE, bao gồm Hợp phần 1 và Hợp phần 2.
Dịch vụ tư vấn (“Dịch vụ”) bao gồm việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của dự án VSUEE nhằm cho phép kiểm toán viên đưa ra ý kiến chuyên môn về tình hình tài chính của dự án tại ngày 31 tháng 12 năm 2023, ngày 31 tháng 12 năm 2024, ngày 31 tháng 5 năm 2026 và các khoản thu nhập và chi tiêu cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày đó. Việc kiểm toán sẽ trải qua 3 (ba) giai đoạn: (i) từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023; (ii) từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024; (iii) từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 5 năm 2026. Sổ kế toán của dự án là cơ sở để lập báo cáo tài chính và được thiết lập để phản ánh các giao dịch tài chính liên quan đến dự án. Kiểm toán sẽ được thực hiện theo các Chuẩn mực Quốc tế về Kiểm toán và Tuân thủ pháp luật, quy định và thỏa thuận tài trợ.
Việc kiểm toán dự kiến sẽ được thực hiện trong vòng 200 ngày kể từ ngày bắt đầu. Công việc kiểm toán sẽ được thực hiện tại Văn phòng BQLDA của Bộ Công Thương và văn phòng PIE tại Hà Nội. Nhiệm vụ này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm 2023. Điều khoản tham chiếu (TOR) chi tiết cho nhiệm vụ sẽ được cung cấp bằng cách gửi yêu cầu đến địa chỉ email được nêu ở cuối REOI này.
BQLDA VSUEE hiện mời các công ty tư vấn đủ điều kiện (“Tư vấn”) bày tỏ sự quan tâm của họ đến việc cung cấp Dịch vụ. Các Tư vấn quan tâm cần cung cấp thông tin chứng minh rằng họ có đủ trình độ chuyên môn cần thiết và kinh nghiệm liên quan để thực hiện Dịch vụ. Tiêu chí của danh sách rút gọn là:
(i) Là pháp nhân có Giấy phép kinh doanh về kế toán, kiểm toán do cơ quan có thẩm quyền cấp
(ii) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm kế toán, kiểm toán các dự án phát triển, đặc biệt là các hoạt động sử dụng vốn tài trợ
(iii) Có ít nhất 02 kinh nghiệm tương tự về kiểm toán các dự án phát triển trong 10 năm gần nhất
(iv) Có kinh nghiệm tham gia các dự án ODA về kiểm toán do các nhà tài trợ quốc tế tài trợ như WB, ADB, UNIDO, DANIDA…
(v) Là một đơn vị được Ngân hàng Thế giới công nhận.
Các chuyên gia chính của Tư vấn sẽ không bị đánh giá ở giai đoạn chọn lọc.
Nhiệm vụ này sẽ yêu cầu Tư vân tập hợp một đội ngũ mạnh có kinh nghiệm về các tiêu chí trên, tập hợp nhiều kỹ năng cần thiết cho các nhiệm vụ khác nhau (ví dụ: Người quản lý kiểm toán, Kiểm toán viên, chuyên gia Mua sắm, Trợ lý Kiểm toán viên, v.v.). Các Tư vấn quan tâm lưu ý tới Phần III, đoạn 3.14, 3.16 và 3.17 trong “Quy định Mua sắm dành cho Bên vay IPF” của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7 năm 2016, sửa đổi vào tháng 11 năm 2017 (“Quy định Mua sắm”), quy định chính sách của Ngân hàng Thế giới về xung đột lợi ích.
Tư vấn có thể phối hợp với các đơn vị khác để tăng cường năng lực chuyên môn, nhưng phải nêu rõ liệu liên kết đó có theo hình thức liên doanh và/hoặc tư vấn phụ hay không. Trong trường hợp liên doanh, tất cả các thành viên trong liên doanh phải chịu trách nhiệm chung và riêng đối với toàn bộ hợp đồng nếu được lựa chọn.
Tư vấn sẽ được MOIT lựa chọn thông qua phương pháp Tuyển chọn tư vấn với chi phí thấp nhất (LCS) theo các thủ tục được quy định trong “Quy định đấu thầu mua sắm dành cho bên vay IPF” của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7 năm 2016, sửa đổi vào tháng 11 năm 2017 (“Quy định đấu thầu mua sắm”).
Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ BQLDA VSUEE qua email:
[email protected] trong khung giờ từ 09:00 sáng đến 17:00 chiều các ngày làm việc.
Hồ sơ mời thầu (EOI) phải được gửi trực tiếp dưới dạng văn bản đến địa chỉ bên dưới (qua Đường bưu điện hoặc Email) trước 16:00 ngày 30 tháng 1 năm 2024.
Ban Quản lý Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam, Phòng 510, Tòa nhà A, Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Địa chỉ email: [email protected] Ban Quản lý Dự án.