Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam”
Thứ sáu, 09/11/2018 - 09:29
Trong suốt 15 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển với tốc độ tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, thành thị hóa và việc cải thiện mức sống của người dân đã đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng và điện năng hàng năm tăng đến 11,5% và 13.07% giai đoạn 2006 – 2010. Với xu hướng tiêu thụ năng lượng như vậy, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu ròng năng lượng sang nhập khẩu năng lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) c
Từ năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực phát triển khuôn khổ thể chế và luật pháp để thúc đẩy việc SDNL TK&HQ. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể như các hoạt động SDNL TK&HQ đã được triển khai một cách rộng khắp trong tất cả ngành, lĩnh vực và đời sống xã hội. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (TK&HQNL) như hệ thống quản lý năng lượng, tối ưu hóa hệ thống, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng (TKNL)… đã được thực hiện trong nhiều doanh nghiệp công nghiệp, góp phần giảm cường độ năng lượng của nhiều ngành công nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2015, cường độ năng lượng của ngành thép đã giảm 8,09%, xi măng giảm 6,33% và dệt may là 7,32%.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn việc thực hiện các giải pháp TK&HQ NL mới chỉ dừng lại ở giải pháp quản lý và giải pháp không yêu cầu đầu tư hoặc yêu cầu mức đầu tư thấp.
Các công ty dịch vụ năng lượng (được gọi là ESCO) như là các tổ chức kết nối tài chính đã trở thành mô hình kinh doanh thành công trong lĩnh vực TK&HQNL. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, mô hình kinh doanh này mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Thống kê cho thấy, có 14 công ty dịch vụ năng lượng nhưng chỉ có một số ít có vị trí trên thị trường.
Theo kết quả khảo sát của của Dự án “Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” của Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương, có ba rào cản đang cản trở sự phát triển của các công ty dịch vụ năng lượng: (i) Thiếu các hỗ trợ/khuyến khích tài chính thích hợp đối với việc phát triển và thực hiện dự án TK&HQNL; (ii) Các doanh nghiệp công nghiệp ít quan tâm đến đầu tư TK&HQNL; (iii) Thiếu khung pháp lý, đặc biệt là đối với loại hình hợp đồng thực hiện theo kết quả TKNL (EPC).
Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” được thiết kế nhằm góp phần xóa bỏ các rào cản đã được nhận dạng để thúc đẩy sự phát triển của các công tydịch vụ năng lượng và tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư TK&HQNL, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Dự án được phối hợp thực hiện giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc. Trong đó, Vụ Tiết Kiệm Năng Lượng và Phát triển bền vững là Chủ dự án và Văn phòng hợp tác quốc tế KOICA là cơ quan thay mặt Chính phủ Hàn Quốc quản lý chi tiết khoản tài trợ 1,9 triệu USD.
Mục tiêu của dự án là nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp thông qua việc thúc đẩy phát triển của thị trường đầu tư TK&HQNL. Để đạt được mục tiêu trên, dự án có đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của các công ty dịch vụ năng lượng, các trung tâm TKNL, các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác liên quan về việc thực hiện dự án đầu tư TK&HQNL thông qua mô hình kinh doanh ESCO;
- Góp phần cụ thể hóa mô hình công ty dịch vụ năng lượng thông qua việc thực hiện các dự án thí điểm đầu tư TK&HQNL và đưa ra các khuyến nghị về chính sách.
Dự án kéo dài từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019 và sẽ được xem xét để gia hạn nhằm mục đích đáp ứng tất cả các mục tiêu và các kết quả dự kiến.
Các kết quả chính của Dự án như sau:
Kết quả 1: Nhận thức và năng lực của các công ty dịch vụ năng lượng/trung tâm TKNL, cơ quan nhà nước và các bên liên quan về chuỗi giá trị kinh doanh ESCO và vận hành chuỗi kinh doanh này được tăng cường.
Kết quả 2: Các đánh giá về TK&HQNL (hiện trạng tiêu thụ năng lượng, các giải pháp TK&HQNL tiềm năng trong các doanh nghiệp công nghiệp) được thực hiện.
Kết quả 3: Việc tiếp cận/huy động các nguồn tài chính cho các dự án đầu tư TK&HQNL được đảm bảo.
Các sản phẩm dự kiến của Dự án:
- Chương trình đào tạo về mô hình kinh doanh ESCO được xây dựng;
- 10 cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực TK&HQNL và 15 chuyên gia kỹ thuật từ các công ty dịch vụ năng lượng và trung tâm TKNL được đào tạo về mô hình kinh doanh ESCO;
- Hội thảo chia sẻ kiến thức của các học viên sau khóa đào tạo tại Hàn Quốc với 50 đại biểu tham gia được tổ chức tại Việt Nam;
- 10 doanh nghiệp công nghiệp được lựa chọn và 10 báo cáo kiểm toán năng lượng được thực hiện;
- Hội thảo chia sẻ kiến thức và kết quả kiểm toán năng lượng được thực hiện;
- Có ít nhất 03 dự án đầu tư TK&HQNL được khởi động thực hiện theo mô hình ESCO;
- Báo cáo về các khuyến nghị chính sách và các bài học kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn thí điểm;
- Hội thảo chia sẻ kiến thức và kết quả thực hiện dự án đầu tư TK&HQNL theo mô hình ESCO được tổ chức.
Dự án có 3 hợp phần như sau:
Hợp phần 1: Xây dựng năng lực phát triển dự án đầu tư TK&HQNL trong công nghiệp
Với mục tiêu nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực TK&HQNL và nhân viên kỹ thuật của các công ty dịch vụ năng lượng sẽ giúp cho việc quản lý và triển khai các hoạt động trong lĩnh vực TK&HQNL theo được chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh được các hoạt động TK&HQNL ở Việt Nam, dự án đã tổ chức Khóa đào tạo tại Hàn Quốc và Hội thảo chia sẻ kiến thức tại Việt Nam với kết quả thành công ngoài mong đợi.
Khóa đào tạo cán bộ tại Hàn Quốc
Hội thảo chia sẻ kiến thức tại Việt Nam
Hợp phần 2: Xác định các dự án đầu tư TK&HQNL trong công nghiệp (Giai đoạn thí điểm I)
Mục tiêu của hợp phần này là thông qua việc triển khai kiểm toán năng lượng tại các công ty doanh nghiệp trọng điểm, đánh giá về TK&HQNL (hiện trạng tiêu thụ năng lượng, các giải pháp TK&HQNL tiềm năng trong các doanh nghiệp công nghiệp).
Dự án đã tiến hành đánh giá, lựa chọn hồ sơ đề xuất và ký thỏa thuận hợp tác với các Công ty dịch vụ kiểm toán năng lượng (ESCO) thực hiện Kiểm Toán Năng Lượng tại 10 Công ty Công Nghiệp trọng điểm trong các ngành công nghiệp khác nhau (như Xi măng(2), Giấy(1), Điện(1), Thực phẩm(1), Thép(2), Hóa Chất(1), Dệt may (1), Lọc hóa dầu (1) – 8 ngành công nghiệp/10 công ty).
Thời gian thực hiện Kiểm toán năng lượng dự kiến từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 12 năm 2018.
Hiện giờ, với sự phối hợp giữa Chuyên gia Hàn Quốc và các công ty dịch vụ kiểm toán năng lượng (ESCO) tại Việt Nam, dự án đã thực hiện kiểm toán năng lượng trên 3 Công ty công nghiệp trọng điểm (Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty giấy An Hòa.
Trong quá trình thực hiện Kiểm toán năng lượng tại các công ty công nghiệp trọng điểm, đội ngũ chuyên gia và tư vấn đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng tại các công ty công nghiệp.
Dự án sẽ tiếp tục thực hiện kiểm toán năng lượng tại các công ty công nghiệp trọng điểm theo kế hoạch đã định.
Kiểm toán năng lượng tại công ty xi măng Bỉm Sơn
Kiểm toán năng lượng tại công ty giấy An Hòa
Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư TK&HQNL trong công nghiệp (Giai đoạn thí điểm II)
Trong hợp phần 3, mục tiêu cua dự án sẽ giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp, các ngân hàng thương mai, các ESCO xây dựng các dự án đầu tư TK&HQNL, cách tiếp cận các nguồn tài chính, thẩm định các dự án và triển khai đầu tư các dự án TK&HQNL.
Hiện tai, dự án đang bám sát tiến độ theo kế hoạch đã đặt ra.
Hiện tai, dự án đang bám sát tiến độ theo kế hoạch đã đặt ra.
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững